Loãng xương để lại những hậu quả gì
- Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
- - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe

Contents
- 1 Loãng xương là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi, bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, là nguyên nhân gây ra tử vong khá cao. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, các dấu hiệu thường khó phân biệt, nhận biết. Loãng xương là một bệnh lý của xương, khối lượng xương giảm, hư biến cấu trúc xương, dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương.
- 2 Nguyên nhân gây ra loãng xương:
- 3 Triệu chứng của loãng xương:
- 4 Cách điều trị bệnh loãng xương:
Loãng xương là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi, bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, là nguyên nhân gây ra tử vong khá cao. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, các dấu hiệu thường khó phân biệt, nhận biết. Loãng xương là một bệnh lý của xương, khối lượng xương giảm, hư biến cấu trúc xương, dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương.
Nguyên nhân gây ra loãng xương:
Bệnh loãng xương có thể do yếu tố tuổi, khi người ở độ tuổi cao nguy cơ mắc bệnh cao
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh nguy cơ loãng xương cao
Chế độ ăn uống không đầy đủ calci, hút thuốc, uống rượu, dùng các chất kích thích
Bệnh do vận động quá sức, hoạt động mạnh, cũng có thể do ít vận động
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến xương có thể gây loãng xương như bệnh cường giáp, cường cận giáp, đái tháo đường, do xơ gan, viêm khớp, suy thận, sau khi bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ dạ dày,…
Có các hội chứng viêm, các bất thường nội tiết, các bệnh về tủy xương, viêm cột sống
Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu canxi,…
Bệnh còn có thể do di truyền, do tính chất nghề nghiệp, do lạm dụng một số loại thuốc
Triệu chứng của loãng xương:
Thường loãng xương sẽ không đau
Cột sống bị xẹp, có thể gây đau
Cột sống bị biến dạng, bệnh nhân giảm chiều cao giảm, gù lưng, đau cột sống
Bệnh nhân có thể gãy xương đặc biệt là xương đùi, xương cẳng tay, xương chậu, xương cùng , xương sườn
Có thể đau nhức xương, đau như châm chích, đau âm ỉ
Đau các dây thần kinh trên sườn, đau dây thần kinh nông
Đau nhiều cột sống bị cứng, khó vận động, đi lại
Bệnh nhân cảm thấy lạnh, rét run, bị ra mồ hôi, bệnh nhân còn thể bị giật cơ, đặc biệt là khi thay đổi tư thế
Loãng xương có thể kèm theo giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp,…
Rối loạn nội tiết, hư xương, viêm tổ chức dưới da
Bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, đau nhức
Cách điều trị bệnh loãng xương:
Bệnh nhân nên rèn luyện thể lực, tập thể dục thể thao thường xuyên, tập các bài tập như chạy bộ, đi bộ, cầu lông, tennis, cử tạ,…
Tránh lao động nặng, lao động quá sức, mang vác nặng
Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi, bổ sung vitamin D
Tránh hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích
Tránh ngã, tránh va đập
Cố định cột sống, các xương bằng đai,…
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng sử dụng thuốc
Không có phản hồi